Trẻ em dưới 21 tuổi chưa kết hôn – đương đơn phụ (derivative beneficiary) – có thể đi định cư theo cha mẹ (principal beneficiary). Trẻ em tuổi 21 trở lên cũng có thể được đi theo cha mẹ nhờ luật CSPA bảo vệ tuổi.
Hồ sơ định cư Mỹ được xử lý khá lâu do nguyên nhân từ USCIS, trẻ em nằm trong độ tuổi 21 trở lên sẽ bị quá tuổi nếu không được bảo vệ. Năm 2002, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật bảo vệ tuổi trẻ em, luật CSPA (Child Status Protection Act).
Cách xác định tuổi 21 theo luật CSPA
Để xác định xem một đứa trẻ đi theo cha mẹ có đủ điều kiện hay không, chúng ta lấy mốc tuổi 21 theo luật CSPA.
Tuổi 21 theo luật CSPA là tuổi vào lần sinh nhật lần thứ 21 của trẻ cộng với số ngày chờ đơn bảo lãnh được xử lý tại USCIS. Tức là tính từ ngày nộp đơn bảo lãnh cho đến khi đơn bảo lãnh được chấp thuận.
Sinh nhật lần thứ 21 + Số ngày đơn bảo lãnh chờ xử lý tại USICS = Tuổi 21 theo luật CSPA.
Nói cách khác, trẻ em được xem quá tuổi nếu:
Tuổi thật – Số ngày đơn bảo lãnh chờ xử lý tại USCIS >= 21 tuổi.
Để dễ hiểu, chúng ta có ví dụ sau:
Ví dụ. Nguyễn Văn An được chị có quốc tịch Mỹ bảo lãnh. Hồ sơ nộp ngày 01/01/2007; USCIS gửi thông báo duyệt đơn bảo lãnh vào ngày 01/01/2010. Nguyễn Văn An có một cháu tên Nguyễn Văn Tý sinh ngày 01/01/2020.
Giả sử hôm nay là ngày 01/01/2023,
- Tuổi thật của Nguyễn Văn Tý: 01/01/2023 – 01/01/2020 = 23 tuổi
- Số ngày đơn bảo lãnh chờ xử lý tại USCIS: 01/01/2010 – 01/01/2007 = 3 năm
- Tuổi CSPA = 23 – 3 = 20 tuổi < 21 tuổi –> So với bảng A trên lịch visa hàng tháng, hồ sơ này đã đáo hạn nếu gia đình đã hoàn tất 6 bước NVC thì cháu sẽ được đi cùng.
Nhận xét, số ngày đơn bảo lãnh chờ xử lý tại USCIS càng dài thì trẻ em đi cùng cha mẹ sẽ càng có lợi, sẽ được trừ càng nhiều.
Tuổi CSPA được “chốt” như thế nào?
Tuổi CSPA của trẻ đi theo cha mẹ được chốt khi thỏa mãn 2 điều kiện:
- Thứ nhất, ngày trên bảng A lịch visa bulletin đã vượt qua hồ sơ của gia đình.
- Thứ hai, đã hoàn tất 6 bước NVC và có ngày duyệt chấp thuận.
Tuổi CSPA sẽ được chốt vào ngày đầu tiên của lịch visa đáo hạn.